Thứ Tư, 28 tháng 12, 2016

Câu chuyện về một em bé sơ sinh 2 tháng tuổi tử vong do nằm sấp khi ngủ khiến nhiều ba mẹ không khỏi giật mình vì những thói quen sai lầm hay mắc phải có thể gây nguy hiểm cho trẻ.
Theo báo địa phương, trưa ngày 26/ 11, tại Dương Châu, Trung Quốc, xảy ra sự việc đau lòng. Đó là câu chuyện bé gái 2 tháng tuổi tử vong vì thói quen nằm sấp trong lúc ngủ trưa.
>> sữa p100 tăng cân phát triển chiều cao vượt trội
Chị Tống, mẹ của bé kể lại, khoảng 11h30 cũng ngày, chị vẫn đặt cô con gái 2 tháng tuổi của mình nằm ngủ trên phòng một mình như mọi ngày, rồi xuống nhà ăn cơm. Khoảng 13h30, chị lên phòng kiểm tra con gái, liền phát hiện con gái đang nằm sấp trên giường và không còn thở nữa.
“Khoảng 11h30 thì tôi đi xuống dưới nhà. Trước đó tôi có lên kiểm tra cháu một lần rồi, khoảng 13h30 tôi lên kiểm tra một lần nữa và phát hiện cháu đang nằm sấp trên giường, không còn thở nữa. Bác sĩ nói cháu qua đời vì bị ngạt thở”.
Chị Tống nhớ lại, từ lúc lên phòng kiểm tra con cho đến khi xảy ra chuyện không may còn chưa đến 1 tiếng đồng hồ. Khi đó trời rất lạnh, trong phòng bật điều hòa, bé cũng không mặc nhiều quần áo, chăn không đắp lên mặt, nên chị rất yên tâm. Lần thứ nhất chạy lên kiểm tra thì bé nằm nghiêng, chị liền đặt con nằm thẳng lại, sau đó đi xuống nhà. Chị đoán rằng con gái nằm mơ sau đó trở mình, rồi thành nằm sấp, nhưng không có sức để lật người lại, cũng không thể lên tiếng gọi người lớn, cuối cùng bị ngạt.
>> Sữa biomil dinh dưỡng tuyệt đối cho bé
Qua chuyện này có thể thấy được việc theo dõi tư thế ngủ của con nhỏ là rất cần thiết. Thông thường trẻ sẽ có 3 tư thế ngủ là nằm sấp, nằm ngửa và nằm nghiêng. Vậy tư thế ngủ nào tốt nhất với trẻ và những tư thế này tồn tại ưu và nhược điểm gì?
1.Nằm nghiêng
Để cho trẻ nằm nghiêng là phương pháp tránh nghẹt thở và an toàn nhất cho trẻ. Một khi trẻ bị nôn, nằm nghiêng bên phải có thể làm cho vật nôn trong khoang miệng chảy ra từ miệng, không chảy vào cổ họng, gây ho, nghẹt thở. Ngoàai ra trẻ sẽ không bị ngáy. Vì nếu trẻ có hiện tượng ngáy, có thể chuyển cơ thể của trẻ sang nằm nghiêng, tiếng ngáy sẽ biến mất, hô hấp cũng thuận lợi hơn.
Tuy nhiên, nằm nghiêng cũng sẽ ảnh hưởng đến hình dáng tai của trẻ sau này. Thời gian dài năm nghiêng sẽ làm cho vòng tai của trẻ chịu chèn ép làm thay đổi hình dạng tai. Nằm nghiêng lâu làm cho đầu trẻ dẹt một bên, tốt nhất cứ 3-4 tiếng chuyển tư thế 1 lần. Nằm nghiêng trái hay phải cũng cần chú ý đến vành tai của trẻ dễ biến dạng.
2. Nằm ngửa
Cho trẻ nằm ngửa là tư thế ngủ khá an toàn cho trẻ sơ sinh. Bởi vì khi nằm tư thế này lỗ mũi của trẻ không bị chăn hoặc vật bên ngoài che đậy nên không gây nghẹt thở. Ngoài ra trẻ ngủ với tư thế này cũng không gây áp lực cho các cơ quan nội tạng như tim, phổi, dạ dày đường ruột và bàng quang mà bố mẹ có thể nhìn qua là biết trạng thái ngủ của trẻ, thuận tiện để chăm sóc ở bất kỳ thời điểm nào.
Tuy nhiên cho trẻ ngủ trong tư thế ngủ này ở thời gian dài đầu dễ bị dẹp. Khi nằm ngửa không có bất cứ vật chặn nên trẻ sẽ cảm thấy không có chỗ dựa. Vì thế theo lời khuyên của các bác sĩ, bố mẹ trẻ nên thường xuyên đảo tư thế ngủ cho trẻ sẽ làm giảm nguy cơ trẻ bị dẹp đầu. Ngoài ra, sau khi cho trẻ uống sữa, nếu trẻ ngủ ngay thì không cho trẻ nằm thẳng, nên cho trẻ nằm nghiêng bên phải.
3.Nằm sấp
Tuy nhiên theo đánh giá nằm sấp là phương án kém an toàn nhất với trẻ bởi nó sẽ gây ra nguy cơ tử vong cao cho trẻ vì ngạt thở. Đầu trẻ khá to, lực ở cổ không đủ, khi lật dễ bị gối, khăn chặn lại gây ra nghẹt thở, nguy hại đến tính mạng. Ngoài ra, phần bụng gắn chặt với nệm giường làm cho nhiệt độ cơ thể tăng cao, dịch hồ hôi không kịp thời tản ra, gây ra hăm ngứa cho trẻ.
Vì những lý do trên, các bác sĩ khuyên rằng nên để trẻ sơ sinh nằm ngủ theo phương pháp nằm nghiêng và nằm thẳng, hạn chế tối đa việc cho trẻ nằm sấp để giảm thiểu nguy cơ tử vong ở trẻ.
Hơn nữa, giường, gối dùng cho trẻ cũng không nên quá mềm, không nên để quá nhiều đồ quanh người con, không nên để con ngủ chung giường với người lớn hoặc với những trẻ khác để tránh trường hợp bị ngạt thở.
Ngoài ra, khi phát hiện trẻ bị ngạt, ba mẹ cần thực hiện những bước sau:
- Gọi xe cấp cứu hoặc đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức
- Trong khi chờ đợi, bố mẹ cần tiến hành những bước cấp cứu sơ bộ như:
Đầu tiên, phải đảm bảo đường thở của trẻ thông thoáng, sau đó người lớn ngồi xuống để trẻ nằm ngửa trên đầu gối, nâng đầu trẻ, để mũi ở vị trí cao nhất. Nếu phát hiện ra trẻ không có phản ứng gì thì phải thực hiện cách thứ hai.
Người lớn đứng dậy, nâng bụng trẻ lên, bế nghiêng người trẻ, để mặt trẻ hướng ra ngoài, mặt hơi cúi xuống. Làm như vậy, nếu có nôn mửa hoặc vật gì cản ở đường hô hấp, nó sẽ rơi ra ngoài, để trẻ thở lại được.
Nếu làm hai bước này xong mà con chưa tỉnh thì tiến hành hô hấp nhân tạo cho trẻ.
Categories:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét