Thứ Năm, 21 tháng 9, 2017

Vitamin và khoáng chất luôn là những nhân tố không thể thiếu trong việc duy trì sức khỏe tổng thể của mỗi con người. Tuy nhiên, có một loại dưỡng chất lại không nhận được sự quan tâm đáng có. Đó chính là kẽm (Zinc).
>> tham khảo: sữa glico cho bé phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ
Mặc dù cơ thể của chúng ta chỉ cần đến một lượng nhỏ chất dinh dưỡng này song kẽm là yếu tố vô cùng quan trọng, cần thiết để xây dựng một hệ thông miễn dịch khỏe mạnh, duy trì hoạt động của khứu giác, kích hoạt các enzyme và hình thành DNA. Y học cho biết kẽm góp phần làm đẹp cho làn da, mái tóc, thúc đẩy quá trình sản xuất Testosterone ở nam giới, giảm bớt các triệu chứng PMS ở phụ nữ, tăng cường sức khỏe của em bé trước khi sinh. Thiếu kẽm dẫn đến các vấn đề về sức khỏe như tiêu chảy, bất lực, chậm phát triển, chán ăn, rụng tóc, tổn thương mắt và da, suy giảm miễn dịch…phương pháp tốt nhất để bổ sung kẽm cho cơ thể, ngăn ngừa thiếu kẽm là kết hợp các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng trong chế độ ăn uống hàng ngày.
Gần 90% lượng kẽm trong cơ thể có ở xương và cơ bắp. Số lượng kẽm khuyến cáo được sử dụng mỗi ngày khoảng 2mg- 5mg tùy theo độ tuổi, giới tính… ( theo bảng).
Hàm lượng kẽm hấp thụ đầy đủ cần thiết cho cơ thể/ ngày.

Thật may mắn là chúng ta dễ dàng có được lượng kẽm cần thiết ấy bởi vì dưỡng chất này có mặt nhiều trong các loại thức ăn- cụ thể:
1. Ngũ cốc: 
Có hàm lượng kẽm rất lớn ( từ ngũ cốc dạng cám đến dạng hạt). Tránh sử dụng các loại ngũ cốc có hàm lượng đường cao có thể làm mất đi các tác dụng của kẽm. Một khẩu phần ăn gồm 100g ngũ cốc cung cấp 52mg kẽm
2. Mầm lúa mỳ
Là nguồn thực phẩm giàu kẽm, 100mg mầm lúa mì cung cấp 17mg kẽm trong tương ứng 111% lượng kẽm cần thiết cho cơ thể mỗi ngày.
3. Hạt bí ngô
100g hạt bí ngô cấp 10.3g kẽm tương ứng 69% lượng kẽm cần thiết mỗi ngày. Ăn hạt bí sống là có tác dụng tốt nhất để có được lượng kẽm tối đa và hỗ trợ hệ miễn dịch tốt.
4. Hạt vừng
Rất giàu khoáng chất và kẽm. 100g hạt vừng (để sống, nghiền thành bơ…) có thể cung cấp 10mg kẽm.
5. Thịt
Là loại thực phẩm giàu kẽm nhất bao gồm thịt bò, thịt cừu, thịt lơn, thịt gà…100g thịt bò nấu chín cho 12,3mg kẽm ( 82% lượng kẽm cần thiết). 100g thịt lợn nạc nấu chín cung cấp 5mg kẽm (33% lượng kẽm cần thiết).
Tuy nhiên, thịt có chứa hàm lượng chất béo và cholesterol cao do đó bạn nên kiểm soát lượng thịt cần thiết trong bữa ăn của mình.
>> tham khảo: sữa meta care tăng chiều cao tốt cho bé
6. Động vật có vỏ
Các loại động vật có vỏ như cua, sò, tôm hùm, hến chứa rất nhiều kẽm. Một khẩu phần ăn gồm 6 con hàu có chứa 76mg kẽm. Do các động vật có vỏ chứa hàm lượng kẽm quá cao cho nên không sử dụng chúng thường xuyên. Lạm dụng kẽm có thể dẫn đến nguy cơ suy giảm miễn dịch và gây khó khăn trong quá trình chuyển hóa các khoáng chất khác.
7. Trái cây
Là loại thực phẩm giàu kẽm. trong đó lựu là số một ( một trái lựu cấp 1mg kẽm). Trái bơ ( một quả cấp 1,3mg kẽm)…
8. Các loại rau
Rau cũng là loại thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng cao. Đậu nành ( 9mg kẽm), đậu hà lan (2mg), đậu xanh (1mg), ngô (0,7mg)…
9. Socola đen
100g socola mang lại 9,6mg kẽm. 100g bột cacao cung cấp 6,8mg kẽm tương ứng 45% lượng kẽm cần cho cơ thể.
10. Các loại hạt
Rất giàu kẽm. 100g hạt điều có tới 5,6mg kẽm ngoài ra các loại hạt khác như thông, hồ đào, hạnh nhân, đậu phộng, quả óc chó…cũng chứa nhiều kẽm.

Thứ Tư, 13 tháng 9, 2017

Một gia đình sẽ trở nên trọn vẹn khi có tiếng cười của trẻ thơ. Làm thế nào để có thai trong thời gian sớm nhất là thắc mắc cần sớm được giải đáp của nhiều cặp vợ chồng.
1. Kiểm tra sức khỏe sinh sản
Khác với suy nghĩ của nhiều người, kiểm tra sức khỏe sinh sản không chỉ dành cho những cặp đôi hiếm muộn. Những bạn đang chuẩn bị làm mẹ, hay thậm chí mới cân nhắc chuyện sinh con cũng rất cần kiểm tra. Đây là một bước chuẩn bị quan trọng góp phần không nhỏ vào sự thành công của các cặp đôi.
>> tham khảo: Sữa glico cho bé phát triển toàn diện
Kiểm tra không chỉ giúp bạn xác định tình trạng sức khỏe mà còn giúp bạn tránh những sai lầm thường gặp khi muốn có con. Hơn nữa, kiểm tra cũng giúp bạn phát hiện sớm và kiểm soát những vấn đề có thể gây ảnh hưởng tiêu cực như u nang buồng trứng, không rụng trứng, ít tinh trùng, tiểu đường, cao huyết áp, bệnh tuyến giáp…
Tốt nhất, bạn nên nhờ bác sĩ tư vấn kỹ về chế độ dinh dưỡng cũng như những lưu ý cần thiết trước khi mang thai. Bạn có thể cần bổ sung thêm một số chất hoặc từ bỏ một số thói quen để bảo đảm an toàn cho cả mẹ và bé trong tương lai.

2. Hiểu rõ chu kỳ kinh nguyệt để để có thai nhanh
Cách có thai nhanh nhất là bạn phải hiểu rõ chu kỳ kinh nguyệt của mình. Trong mỗi chu kỳ sẽ có một lần rụng trứng xảy ra. Trứng sau khi rụng chỉ sống được khoảng 24 giờ, vì vậy nó cần được thụ tinh ngay. Nếu không, trứng sẽ bị thoái hóa và thoát ra ngoài cũng với máu kinh nguyệt, bắt đầu một chu kỳ mới.
Hiểu rõ được chu kỳ dài ngắn thế nào, cách tính ngày rụng trứng ra sao, vợ chồng bạn sẽ không bỏ lỡ những cơ hội thụ thai tốt nhất.
3. Thôi lo lắng về tư thế
Bạn được nghe kể rất nhiều “huyền thoại” về tư thế quan hệ dễ thụ thai, tư thế tốt nhất để sinh con trai, con gái? Thực tế, chưa có một bằng chứng khoa học nào chứng minh những điều này cả. Thay vì đặt nặng vấn đề này, bạn nên cố gắng thư giãn, thoải mái. Theo các chuyên gia, điều này thậm chí còn tốt hơn rất nhiều so với việc thực hiện đúng tư thế.
Nghiên cứu cho thấy việc đạt cực khoái sẽ làm khoang tử cung co lại, tạo áp suất đẩy tinh trùng di chuyển nhanh hơn. Vì vậy, nếu thư giãn, cơ hội mang thai của bạn sẽ nhiều hơn.
>> tham khảo: Sữa meta care có tốt cho bé không?
4. Làm thế nào để có con? Hãy bổ sung dinh dưỡng đúng cách
Theo các chuyên gia, thay đổi chế độ dinh dưỡng ít nhất 3 tháng trước khi có ý định có thai sẽ giúp bạn tối đa hóa khả năng thụ thai của mình.
Bạn nên tăng cường bổ sung kẽm vào thực đơn của mình và anh xã, bởi kẽm rất cần thiết để duy trì hoạt động sản xuất tinh binh và sức khỏe nàng trứng. Đồng thời, hạn chế những thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ, hóa chất. Những chất có tẩm bột chiên hoặc có acrylamide sẽ làm tinh trùng yếu đi cũng như làm ảnh hưởng chu kỳ kinh nguyệt, ảnh hưởng khả năng thụ thai ở nữ.
5. Làm sao để có thai? đừng quên Ngủ đủ giấc
Ngủ không ngon giấc hay thường xuyên mất ngủ sẽ làm ảnh hưởng hệ thần kinh, dẫn đến căng thẳng, mệt mỏi. Đối với nữ, thần kinh căng thẳng trong thời gian dài sẽ làm rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Với nam giới, điều này có thể ảnh hưởng lớn đến chất lượng tinh trùng. Hơn nữa, một giấc ngủ ngon còn giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, nâng cao khả năng chống chọi với các vi khuẩn gây bệnh.
6. Chú ý vệ sinh răng miệng
Nhiều nghiên cứu gần đây đã cho thấy mối liên hệ giữa sức khỏe răng miệng và khả năng thụ thai nhanh. Theo đó, đàn ông có sức khỏe răng miệng tốt sẽ có tinh trùng chất lượng cao, và khả năng sinh sản cũng vì vậy mà được tăng cao hơn hẳn.
Đồng thời, các chuyên gia cũng nhận thấy những phụ nữ mắc bệnh răng miệng sẽ mất nhiều thời gian thụ thai hơn so với những phụ nữ khác. Vì vậy, muốn nhanh có thai, chú ý chăm sóc “cái gốc” của mình ngay hôm nay, bạn nhé!
7. Tập luyện vừa phải
Không luyện tập, cơ thể bạn sẽ trở nên nặng nề hơn, và cân nặng cũng có nguy cơ vượt chuẩn, cản trở khả năng thụ thai. Tuy nhiên, tập luyện quá sức cũng gây hại không kém, bởi nó làm nửa sau của chu kỳ ngắn lại và gây xáo trộn ít nhiều đến cơ chế rụng trứng. Chú ý tập luyện vừa phải kết hợp ăn uống đủ chất, bạn sẽ nhanh “lên chức” ngay thôi

Thứ Hai, 11 tháng 9, 2017

Viêm phế quản co thắt ở trẻ em là bệnh về đường hô hấp thường gặp. Triệu chứng phổ biến dễ nhận biết là khó thở, thở rít, ho, nôn ói.
Viêm phế quản co thắt ở trẻ em có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Do đó, mẹ nên lưu ý ngay khi nhận thấy bé có biểu hiện bất thường về đường thở.
>> tham khảo: Sữa meta care có tốt cho sức khỏe không?

1. Viêm phế quản co thắt là gì?
Bệnh viêm phế quản chắc chắc không còn xa lạ đối với những mẹ có con nhỏ tuy nhiên, bệnh viêm phế quản co thắt ở trẻ em thì không phải mẹ nào cũng biết đến. Đây là một thể dạng bệnh của viêm phế quản thường hay gặp nhất là ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Khi thở, không khí đi xuống khí quản chính và thông qua các phế quản vào phổi. Các phế quản là 2 ống dẫn từ khí quản và phổi trái và phải. Co thắt phế quản là một sự thu hẹp tạm thời của phế quản (đường hô hấp vào phổi) gây ra bởi sự co của các cơ bắp xung quanh ống dẫn khí khi phế quản bị viêm.
Trường hợp phế quản vị viêm nặng, niêm mạc trở nên sưng sẽ càng làm cho đường kính của phế quản nhỏ lại. Bên cạnh đó, các tuyến phế quản “sản xuất” thêm quá nhiều chất nhầy làm cản trở sự lưu thông của không khí.
Khi phế quản trở nên tắc nghẽn sẽ gây ra một áp lực lớn để đẩy không khí từ trong ra ngoài và hít không khí từ ngoài vào trong nhằm đáp ứng nhu cầu “thở” của cơ thể. Đây cũng chính là nguyên nhân khi bị viêm phế quản co thắt trẻ thở khó khăn, tiếng thở như rít lên khó chịu.
>> tham khảo: Sữa glico có tốt cho bé trên 3 tuổi không?
2. Nguyên nhân phổ biếnCó rất nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản co thắt, phổ biến nhất là do trẻ bị nhiễm virus thông thường là virus RSV làm hẹp phế quản. Ngoài ra, còn có một số loại vi khuẩn như phế cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn.
Sau khi sinh, do hệ miễn dịch còn khá non nớt nên trong khoảng thời tiết giao mùa, khí hậu thay đổi đột ngột trẻ em cũng rất hay mắc bệnh viêm phế quản co thắt. Mẹ nên đặc biệt lưu ý chăm sóc và bảo vệ con cẩn thận hơn.
Bên cạnh đó, dị ứng cũng là nguyên nhân khiến bệnh “ghé thăm” trẻ nhiều hơn, đặc biệt với các bé có độ nhạy cảm cao với một số chất gây dị ứng như: Lông động vật, phấn hoa, khói bụi, nấm mốc, khói thuốc lá…
3. Triệu chứng thường gặp
Viêm phế quản co thắt ở trẻ em có triệu chứng tương tự như một số bệnh lý về đường hô hấp khác nên mẹ rất hay nhầm lẫn dẫn đến việc điều trị thường diễn ra chậm trễ hoặc sai hướng. Do đó, bạn nên nắm bắt những dấu hiệu đặc trưng để nhận diện bệnh.
Trẻ có thể bị cảm, sốt nhẹ và sổ mũi
Trẻ bị ho, thở khò khè, rất khó khăn khi thở, tiếng thở rít hoặc bị thiếu hơi thở
Cơ ngực có thể bị thắt chặt mỗi khi bé thở
Thường hay bị nôn ói trong và sau khi bú sữa hoặc ăn xong
4. Cách điều trị bệnh
Bệnh viêm phế quản co thắt ở trẻ em thường để lại nhiều biến chứng xấu ảnh hưởng đến sức khỏe của bé như viêm tai giữa, suy hô hấp, viêm phổi. Vì vậy, bạn nên đưa bé đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt, tùy vào mức nặng nhẹ sẽ có hướng điều trị khác nhau. Không tự ý mua thuốc điều trị cho bé tại nhà.
Ngoài ra, để giúp bé dễ chịu hơn, nhanh khỏi bệnh và bệnh không tái đi tái lại nhiều lần mẹ có thể thực hiện những việc sau:
Vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý, hút dịch mũi nhằm giúp đường thở được thông thoáng hơn.
Khi ngủ mẹ nên gối cao phần đầu của bé để bé dễ thở.
Nhằm ngăn chặn tình trạng mất nước và giúp làm lỏng chất nhầy có trong phổi bạn nên cho trẻ uống thật nhiều nước. Nước lọc, nước ép trái cây, nước canh…
Bé sẽ thường xuyên nôn ói vì vậy không nên ép trẻ ăn nhiều trong một bữa. Nên chia nhỏ thành nhiều lần ăn trong ngày.
Đảm bảo không gian nghỉ ngơi được sạch sẽ, thoáng mát và thoải mái.
Rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi chăm sóc trẻ, điều này sẽ giúp ngăn ngừa nhiễm trùng lây lan.
Tránh để bé tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi, đặc biệt là khó thuốc lá.
Nếu bé có biểu hiện thở dốc, mặt mày tím tái, tim đập nhanh, ho dữ dội thì nên đưa tới bệnh viện sớm nhất có thể.